Trong các công trình xây dựng như cầu thi sắt thép là yếu tố chủ đạo, do đó các công tác chống thấm cho công trình cầu hay đường luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo tính an toàn cho công trình. Bởi chỉ cần một chi tiết nhỏ không chống thấm đúng sẽ gây cho công trình bị giảm yếu có thể dẫn đến sụp đổ cho công trình.
Công ty TNHH Chống thấm Hoàng Thủy chúng tôi luôn đưa ra cho các công trình những giải pháp tốt, hiệu quả và an toàn cho công trình xây dựng nói chung và cầu đường nói riêng.
Công dụng chống thấm cầu đường tại Nghệ An:
- Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt.
- Khả năng ngăn nước thấm qua.
- Thi công trên bề mặt cầu đường thường là bề mặt phẳng.
- Diện tích thi công lớn, thuận tiện cho kỹ thuật xử lý.
- Tuổi thọ của chống thấm rất cao, nếu bảo dưỡng tốt có thể lên đến cả trăm năm…
- Sử dụng màng chống thấm để được chống thấm hiệu quả nhất.
Ưu điểm màng chống thấm cầu đường tại Nghệ An:
- Khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường áp suất hơi nước lớn.
- Khả năng chịu tải lớn.
- Độ đàn hồi cao.
- Chịu mỏi và cường độ chịu đâm thủng lớn
- Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt
- Thích ứng tuyệt hảo khi nhiệt độ xuống mức lạnh.
Chuẩn bị mặt bê tông cầu trước khi chống thấm:
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc chống thấm tốt.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
Quy trình làm chống thấm cầu đường tại Nghệ An:
Đối với từng hạng mục công trình biện pháp thi công và sản phẩm thi công được ứng dụng sao cho phù hợp với từng hạng mục đó. Sau đây chúng tôi đưa ra các bước chính tiến hành thi công đối với hạng mục chống thấm:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để chống thấm
- Di dời những vật cản, tháo gỡ giàn giáo và dọn dẹp các vũng nước còn đọng trên mặt sàn
- Dùng máy đục để loại bỏ những phần bê tông kém chất lượng, sau đó dùng máy mài để mài sạch bề mặt bê tông
Bước 2 : Thi công chống thấm
- Thi công lớp lót xi măng chống thấm lên bề mặt bê tông khô bằng cách phun hoặc quét lên bề mặt, trong trường hợp sàn bị ẩm thì phải làm sạch bằng nước.
Bước 3: Thi công kết nối lớp thứ hai với lớp thứ nhất
- Đối với mặt tường thi công hai lớp vuông góc với nhau theo chiều từ trên xuống dưới, thời gian thích hợp để gắng kết lớp thứ nhất và lớp thứ hai khoảng từ 10h-12h (tùy vào thời tiết khi thi công chống thấm).
- Đối với mặt sàn bị ẩm : sau khi thi công lớp chống thấm thứ nhất thì sẽ đợi khoảng 8 giờ (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khi thi công chống thấm) để lớp thứ nhất khô đông cứng lại rồi sẽ thi công lớp thứ 2
- Lớp thứ 3 cũng thi công tương tự như 2 lớp trên
Bước 4: Bảo dưỡng sau khi thi công
- Sau khi thi công xong, bề mặt chống thấm phải được giữ ẩm ngay bằng cách phun nước lên bề mặt chống thấm và dùng bao giữ ẩm công trình, để tránh việc thời tiết nắng nóng sẽ làm cho lớp chống thấm khô quá nhanh, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.